Cách định giá điện thoại cũ để không bị hớ

Thứ Ba, 15/12/2015, 17:09 GMT+7

Làm cách nào để mua "dế" cũ không bị hớ?

Dưới đây là một số kinh nghiệm để bạn có thể lựa chọn được một chiếc điện thoại cũ đúng với mong muốn và túi tiền.

1. Tới những cửa hàng quen

Trước khi mua bán điện thoại cũ, bạn hãy hệ thống lại những cửa hàng mình quen hoặc đã từng mua có uy tín, cung cấp chất lượng sản phẩm tốt.

Ngoài ra, có thể nhờ bạn bè tư vấn xem những cửa hàng họ đã từng mua sản phẩm để có cân nhắc lựa chọn.

Anh Hà đã mua di động cũ hơn 5 lần chia sẻ kinh nghiệm: “Khi đi mua di động cũ, tôi sẽ quan tâm tới các cửa hàng mà mình quen lâu năm hoặc tìm cửa hàng uy tín qua tư vấn của bạn bè. Còn tự lùng thì không yên tâm lắm vì mình không biết xem máy, họ dựng máy thì khó kiểm tra lắm. Ngoài ra, di động cũ muôn vạn giá lắm, nên nếu không quen biết rất dễ bị hớ”.

Có một lưu ý nữa cho bạn là nếu tìm hiểu thông tin về địa điểm mua máy điện thoại cũ qua bạn bè như anh Hà thì đừng quên hỏi kỹ về những điều bạn còn thắc mắc như chất lượng, địa chỉ hay thời gian cửa hàng bảo hành cho sản phẩm...

2. Kiểm tra màn hình

Theo kinh nghiệm của anh Phấn người đã từng có kinh nghiệm gần 6 năm bán điện thoại cũ cho biết, “khi mua điện thoại cũ nên kiểm tra kĩ màn hình bằng cách cầm nghiêng máy xem có điểm chết nào hay không với màn hình màu. Màn hình đen trắng thì lấy tay ấn nhẹ xem có bị nhoè không, nhưng nhớ là ấn nhẹ, ấn mạnh có thể ảnh hưởng đến màn hình”.

Với chiếc điện thoại, màn hình gần như là yếu tố chính, là nơi hiển thị những thông tin mà chúng ta cần như cuộc gọi đến, tin nhắn, Web và rất nhiều những thứ khác... Vì vậy, không nên và đừng bao giờ mua 1 chiếc điện thoại tốt tất cả ngoại trừ màn hình. Theo một số người bán di động cũ cho biết: Có khách hàng kỹ tính tới mức dành hơn 1 tiếng để xem xét và kiểm tra màn hình một cách kỹ lưỡng.

Một kinh nghiệm khác “để kiểm tra màn hình có thể mở camera, rồi lấy đầu ngón tay che hẳn phần ống kính để kiểm tra những điểm chết trên màn hình”.

Ngoài những cách trên, có những kinh nghiệm nghe có vẻ thủ công hơn, nhưng cũng giúp cho chúng ta tránh được những chiếc máy gặp phải vấn đề về màn hình đó là tăng giảm độ sáng của màn hình để đánh giá chất lượng.

3. Kiểm tra hệ điều hành

Mỗi máy có một hệ điều hành khác nhau, không phải máy nào cũng có thể sử dụng tất cả các loại hệ điều hành. Vì vậy, khi chọn mua nên để ý hệ điều hành đang sử dụng có phù hợp với máy không, có gây tình trạng treo giữa chừng khi đang sử dụng hay không?

Với những người quan tâm máy để dùng vào công việc, chú ý các vấn đề như soạn thảo văn bản, ứng dụng văn phòng, wifi, 3G…

Có thể chọn những hệ điều hành mới để có thể sử dụng một cách thuận tiện nhất.

4. Kiểm tra IMEI

Cách kiểm tra số IMEI là bạn nhấn *#06# hoặc #92702689# để hiển thị IMEI rồi quay ra mặt sau đối chiếu xem có trùng IMEI sau máy không.

Theo anh Phấn cho biết, “số thứ 15 trong dãy IMEI phải trùng với số thứ 15 trong dãy số sau máy thì mới đúng là máy nguyên bản”.

5. Kiểm tra Pin

Pin gần như là “linh hồn” của chiếc máy di động nên việc kiểm tra pin là hết sức quan trọng.

Cách để bạn kiểm tra dễ nhất là đặt pin nằm xuống bàn xem có thẳng hay không, nếu bị nhô hay cong đó là pin cần phải thay thế. Kinh nghiệm của Tuấn (Thường Tín-Hà Nội) chia sẻ, “bạn có thể sạc pin khoảng 10 phút để xem có bị chai hoặc quá đát không. Nếu pin quá cũ cần phải thay thế, thì chỉ sạc 10 phút là báo đầy nhưng khi dùng lại hết rất nhanh".

Phân biệt giữa các loại pin:

  • Pin Nokia có tem ba chiều khi nghiêng thấy logo Nokia và biểu tượng hai bàn tay. Nếu là pin giả khi lấy tay bóp bên ngoài, giấy dán có nguy cơ bong và nhàu nát;

  • Loại pin của Samsung thường được gắn ngay trên phần nắp sau của máy nên dễ phân biệt hơn. Bạn chỉ cần so sánh sự khác biệt giữa hai nước sơn trên thân pin là có thể nhận ra được sự khác biệt giữa pin giả và pin thật;
  • Pin Motorola cần lưu ý là phần tem 3 chiều của pin thật có chiều sâu hơn hẳn so với pin giả. Tem 3 chiều của pin thật khi nhìn vào sẽ thấy có khoảng 4 lớp, pin giả chỉ có 2 lớp.

6. Kiểm tra sóng và chất lượng cuộc gọi

Theo chị Diễm cho biết: “Để kiểm tra chất lượng sóng, có thể gọi vào tổng đài qua số điện thoại hỗ trợ của mạng mà bạn đang dùng".

Hãy dùng máy gọi đến số của một ai đó chỉ kiểm tra xem giọng nói và loa có rõ hay không. Thời gian gọi nên liên tục không ngắt quãng trong vòng 1 phút mới có thể kiểm tra được lỗi.

Khi tiến hành thử cuộc gọi, bạn nên thay đổi mức âm thanh từ lớn đến bé, để chắc rằng loa không bị rè hoặc mất tiếng.

Khi gọi, bạn nhìn vào cột sóng để chắc rằng sóng không bị giảm đột ngột dù chỉ một vài giây. Nếu có thể, bạn nên thử nói chuyện trong khoảng một vài phút để chắc rằng máy không bị sụt nguồn hay tắt đột ngột (sập nguồn).

Chị Ngọc Anh hiện là điều phối viên của một hãng di động cho biết kinh nghiệm được nhiều người truyền tai nhau khi chọn mua di động cũ là “khi kiểm tra nên dùng 3 SIM của ba hãng di động khác nhau để việc kiểm tra được kỹ càng nhất”. Trong thực tế, có một số người mua điện thoại cũ do chủ quan chỉ thử 1 SIM nên dễ gặp tình huống, mạng đã thử gọi được, nhưng các mạng khác thì chịu.

7. Bàn phím

Một yếu tố không kém phần quan trọng nữa là bàn phím. Khi mua khách hàng kiểm tra hết các phím xem phím có bị kẹt không, có khó nhấn không.

Bạn không nên chủ quan mà bỏ qua khâu kiểm tra bàn phím khi chọn mua máy cũ, vì bàn phím dễ dùng nhấn nhẹ nhàng sẽ giúp người sử dụng thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Hãy bấm hết tất cả các phím, chú ý đừng tặc lưỡi cho qua với máy bị liệt 1 vài phím nào đó

Đạt (sinh viên ngân hàng) chia sẻ: “Khi kiểm tra phím nên nhấn đi nhấn lại nhiều lần xem có vấn đề gì không. Một lần mình mua điện thoại cũ, vì vội nên chỉ nhấn 1 lần thấy trơn tru, nhưng sang lần 2 thì lại dở chứng”.

8. Kiểm tra cáp và camera (nếu có)

Với những máy dùng cáp thì phiền toái nhất là phải thay cáp khi hỏng cáp. Đó là điều khiến nhiều người thích máy trần nhưng không phải ai cũng vậy.

Theo Nhật Cường, “con gái thường thích kiểu máy gập và bàn phím trượt vì nhìn nữ tính và sành điệu, nên khi mua chú ý thử kéo hoặc gập đi gập lại nhiều lần để kiểm tra cáp có trơn tru hay bị kẹt không”.

Đối với máy có bàn phím trượt thì cáp còn mới và sử dụng tốt là cáp khi kéo không bị vướng và dễ kéo, không phải nhấn tay quá mạnh mới có thể kéo được.

Với những máy có camera, nên chú ý kiểm tra chất lượng ống kính, xem ống kính có nhiều vết xước không? Nếu có quá nhiều vết xước sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hình mà bạn chụp khi sử dụng

Bạn nên chụp thử ngay tại quầy và xem chất lượng như thế nào. Kiểm tra camera hoạt động bình thường không?

9. Xem máy đã bị tháo chưa?

Cách kiểm tra về yếu tố này là xem xét kỹ các con ốc ở sườn máy có dấu vết của tuốc nơ vít hay không, phần sau máy thì hãy tháo pin và kiểm tra tương tự.

Hoặc mở vỏ mặt trước ra xem 6 ốc vít trên board có vết trầy xước không, nếu không có những vết đó, đích thị máy còn chưa bị mở.

Chú ý trên máy, các loại tem có bị dán đè tem khác không.

10. Kiểm tra các vấn đề liên quan

Khi đã kiểm tra hết những yếu tố chính của một máy điện thoại, cuối cùng bạn nên để tâm đến độ rung, độ kêu của chuông xem âm thanh có bị rè không, khe cắm thẻ nhớ, thẻ nhớ cho vào máy có nhận không.

Định giá điện thoại cũ bằng "siêu công cụ"

Hãy cùng thử định giá điện thoại của bạn với công cụ mới của TechRadar. Nghe có vẻ khó tin song nó lại là sự thật.

Mua bán điện thoại cũ luôn là một hoạt động sôi nổi bởi những đặc tính của nó. Có thể nói, đây là thị trường đồ cũ đa dạng, phong phú và có nhiều sản phẩm, lựa chọn nhất. 

Đương nhiên, khi đi "tẩu tán" đi đồ cũ, yếu tố quan tâm nhất của người bán là định giá chiếc điện thoại của mình chính xác rồi tìm được người mua nhanh nhất. Và thật không dễ để định giá một chiếc điện thoại "second hand". Nếu may mắn, bạn sẽ bán được với giá tốt; còn không thì sẽ mất đi một số tiền kha khá. Tuy nhiên, nỗi lo đã không còn bởi hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn công cụ để định giá chiếc điện thoại cũ tương đối chính xác.

Công cụ này được xây dựng dựa trên giá trung bình mà các cửa hàng thu mua điện thoại cũ sẽ bỏ ra cho sản phẩm của bạn tại thời điểm đó. Đương nhiên, trang web sẽ chỉ hỗ trợ một phần bởi giá của thiết bị còn phụ thuộc nhiều vào độ mới, tình trạng của máy cùng thời gian bảo hành còn lại. Công cụ này sẽ chỉ giúp bạn xác định được khoảng giá của điện thoại.

Để sử dụng "siêu công cụ", các bạn hãy ấn vào đây. Nhập tên hãng sản xuất/model vào khung tìm kiếm. Trang web sẽ đưa ra giá trung bình mà các công ty chuyên thu mua điện thoại cũ định giá cho điện thoại của bạn.

Ví dụ: Tôi muốn bán chiếc iPhone 4 của mình. Tôi sẽ ấn vào địa chỉ trên, ở khung tìm kiếm chọn iPhone 4 và nhấn Enter. Sau đó, kết quả sẽ trả ra 2 phiên bản iPhone 4 16GB và 32GB với hai mức giá lần lượt là 320 bảng Anh và 360 bảng Anh. Thậm chí, nếu bạn sống ở Anh, trang web còn cung cấp công cụ cho bạn bán ngay ở nhà.

Hy vọng với công cụ hữu ích trên, bạn đọc sẽ không bao giờ phải rơi vào cảnh "đăm chiêu suy nghĩ" về giá hợp lý cho chiếc điện thoại second-hand của mình.

4 bí quyết chọn mua smartphone cũ chất lượng tốt

Smartphone giờ đây không còn là điện thoại cao cấp mà ngày càng trở nên phổ biến với nhiều người. Với những ai không có nhiều điều kiện tài chính thì việc mua smartphone cũ sẽ là một lựa chọn hợp lý. Bài viết dưới đây chia sẻ 4 bí quyết chọn mua smartphone cũ để người dùng tham khảo.

Để sở hữu một chiếc smartphone đời mới thì người mua phải bỏ ra một khoản tiền không hề nhỏ. Với các mẫu sản phẩm cao cấp của các thương hiệu nổi tiếng như iPhone, Samsung, Sony đòi hỏi mức đầu tư trên dưới 10 triệu đồng cho một sản phẩm.

Tuy nhiên, chọn mua smartphone đã qua sử dụng sẽ giúp người mua tiết kiệm từ 20-40% chi phí. Vì vậy, người mua cũng cần lưu ý một số thông tin quan trọng sau đây để lựa chọn được một chiếc smartphone cũ có chất lượng tốt:

1. Tối đa hóa các lựa chọn

Trước khi tìm mua, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ sản phẩm của các hãng sản xuất smartphone: định rõ những đặc điểm, công dụng mà bạn kỳ vọng ở chiếc điện thoại, việc này sẽ giúp bạn thu nhỏ phạm vi tìm kiếm, giảm bớt khó khăn trong việc săn lùng chiếc máy ưng ý. Bạn có thể lướt qua Mua Bán Nhanh để nắm được mức giá và ra quyết định phù hợp với túi tiền của mình, nhất là tránh bị “hố” khi mua sản phẩm.


2. Giá rẻ không phải là tất cả

Thị trường điện thoại second-hand không bao giờ có giá cố định. Người bán đã đánh giá trước tình trạng máy rồi đưa ra mức giá có lợi cho họ, vì vậy đừng bị mê hoặc bởi một chiếc smartphone cũ có giá quá rẻ. Có thể sản phẩm đó có quá nhiều lỗi và chỉ hoạt động được thời gian ngắn. Do vậy cần phải thận trọng trước những smartphone cũ giá rẻ.

Bạn cần nắm rõ mức giá chung của sản phẩm đó trên thị trường đồ cũ, dạo qua các cửa hàng bán đồ điện tử cũ, các diễn đàn chuyên mua bán, trao đổi để biết được giá chung cho chiếc smartphone cũ cần mua. Đến khi mua, tùy vào tình trạng sản phẩm để trả giá thấp hơn mức giá chung, nếu trường hợp sản phẩm còn khá mới (chỉ qua sử dụng 1 lần, ít trầy xước…) thì người bán đưa ra mức giá cao hơn giá chung thì cũng chấp nhận được.


3. Những kiểm tra cần thiết

  •  “Ngoại thất” điện thoại

Không cần là một người chuyên nghiệp bạn cũng có thể tự mình kiếm tra những bất thường trên chiếc điện thoại cũ trước khi mua. Kiểm tra màn hình có bị trầy xước quá nhiều hay không, nắp lưng có bị lỏng không, nên mở nắp lưng ra xem bên trong có xuất hiện những vết ố vàng không, nếu có nhiều khả năng sản phẩm đã bị thấm nước và bạn nên cân nhắc lại.

  • Rà soát chất lượng “nội thất”

Hỏi người bán một cách kỹ càng về các thông số của điện thoại nhằm lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Nếu mục đích của bạn là xem phim, chơi game nên lựa những loại có màn hình to, hệ thống xử lý mạnh, còn những ai thích chụp hình, du lịch thì những loại có camera chất lượng tốt là sự lựa chọn hợp lý.

Ngoài ra, khi thấy vẻ bề ngoài mới tinh cũng đừng vội quyết định, bật điện thoại lên và kiểm tra với vài thao tác, ứng dụng, nếu máy quá giật có thể do vi xử lý đã bị thay thế hoặc máy đã từng bị va đập trong quá khứ.

  • Hệ điều hành và phiên bản

Đa số các smartphone ở Việt Nam là phiên bản quốc tế, đã được mở khóa để có thể tương thích với sóng của nhiều nhà mạng khác nhau trên quốc tế. Tuy vậy, vẫn tổn tại những smartphone bị khóa mạng, sau đó được bẻ khóa ở Việt Nam nhằm tương thích với sóng di động nhưng sẽ để lại hệ quả mất sóng bất chợt, tình trạng chập chờn khi liên lạc. Kiểm tra kỹ vấn đề này với người bán khi bạn quyết định mua một chiếc smartphone cũ.

Hệ điều hành Android hay iPhone là một sự lựa chọn khó khăn cho bạn, bởi chúng đều có điểm mạnh riêng của mình. Nếu bạn cần sự bảo mật cao, thiết kế đẹp và hoạt động ổn định hãy đến với iPhone, hãy về phe Android nếu bạn là người thích giải trí với màn hình rộng, các dịch vụ tiện ích của Google.

Nhìn chung, các smartphone hiện nay chạy trên 3 hệ điều hành chính của Apple, Google và Microsoft lần lượt là iOS, Android và Windows Phone.

Android sẽ rất thích hợp với những người dùng nhiều sản phẩm Google (như Gmail, Google Drive, Google Calendar) hoặc những ai đang tìm kiếm mua một mẫu smartphone giá rẻ. Trong khi đó, iOS lại phù hợp với những người thích một giao diện đơn giản; ưa thích tính thuận tiện của iOS; người dùng Mac, hay những người yêu thiết kế thẩm mỹ.

Còn Windows Phone 8 là lựa chọn tốt cho những người muốn có một giao diện đơn giản và có thể tuỳ biến, những người thường dùng Microsoft Office, hoặc các bậc cha mẹ muốn chia sẻ và kiểm soát điện thoại với con cái.

  • Kiểm tra pin

Ai cũng muốn có một chiếc smartphone pin tốt với thời gian sử dụng dài vì mục đích thuận tiện. Do vậy người mua cần kiểm tra độ bền của pin bằng cách chạy các chương trình nặng nhẹ khác nhau, có thể khởi động lại máy để xem quá trình sụt giảm pin, nếu máy quá nóng và pin sụt nhiều thì bạn nên cân nhắc lại.

4. Cân nhắc mua hàng Refurbished

Refurbished là khái niệm để chỉ những sản phẩm bị lỗi, được trả về cho nhà sản xuất để khắc phục, sau đó bán ra thị trường với giá rẻ hơn rất nhiều. Tất nhiên, sản phẩm refurbish sẽ được nhà sản xuất kiểm tra rất kỹ trước khi quay lại thị trường một lần nữa, nhưng thời gian bảo hành sẽ ngắn hơn sản phẩm chính. Bạn có thể cân nhắc mua smartphone refurbished thay vì smartphone cũ.


Mua đồ điện tử, đặc biệt smartphone cũ là một việc đầy may rủi. Dẫu vậy, với sự chuẩn bị kỹ càng, cẩn thận và đôi chút kinh nghiệm, bạn sẽ dễ dàng tìm được sản phẩm vừa ý với giá cả phải chăng. Chúng tôi chúc bạn sớm sắm được một chiếc điện thoại như ý.

Tìm mua điện thoại cũ chất lượng, uy tín ở đâu?

Xem thêm thông tin mua bán điện thoại cũ mới nhất tại MuaBanNhanh.com. Để được cập nhật thông tin mua bán điện thoại cũ tốt nhất hiện nay hãy xem ngay: Điện thoại cũ

Nguồn: https://blog.muabannhanh.com/cach-dinh-gia-dien-thoai-cu-de-khong-bi-ho/60219

Tags: Điện thoại, điện thoại cũ, điện thoại cũ giá rẻ, điện thoại cũ bền, điện thoại bền, điện thoại rẻ, điện thoại mới, điện thoại mới giá rẻ, điện thoại mới chất lượng, mua điện thoại giá rẻ, tìm mua điện thoại cũ rẻ, mua bán điện thoại
ShopViNam.com / Chọn mua hàng

Tin mới

Ví, Bóp da Nam - Chuyên sỉ, lẻ và gia công.
Ví, Bóp da Nam - Chuyên sỉ,...
Balotuixach.com đang có chương trình giảm giá Ví,Bóp da Nam với nhiều mẫu mã đa dạng, chất liệu đảm...

Tags: Điện thoại, điện thoại cũ, điện thoại cũ giá rẻ, điện thoại cũ bền, điện thoại bền, điện thoại rẻ, điện thoại mới, điện thoại mới giá rẻ, điện thoại mới chất lượng, mua điện thoại giá rẻ, tìm mua điện thoại cũ rẻ, mua bán điện thoại

Chọn mua hàng

Ví, Bóp Nam giá sỉ - bán buôn ví, bóp nam - chuyên cung cấp phân phối sỉ ví, bóp nam - nguồn hàng ví, bóp nam
Ví, Bóp Nam giá sỉ - bán buôn...
Xưởng đang xã kho, giảm giá bóp,ví nam nữ, các mẫu tham khảo: Xưởng còn nhận gia công, in logo,...

Ví nam đẹp

Ví, Bóp da Nam - Chuyên sỉ, lẻ và gia công.
Ví, Bóp da Nam - Chuyên sỉ,...
Balotuixach.com đang có chương trình giảm giá Ví,Bóp da Nam với nhiều mẫu mã đa dạng, chất liệu đảm...

Tin mới nhất

Ví, Bóp da Nam - Chuyên sỉ, lẻ và gia công.
Ví, Bóp da Nam - Chuyên sỉ,...
Balotuixach.com đang có chương trình giảm giá Ví,Bóp da Nam với nhiều mẫu mã đa dạng, chất liệu đảm...